1. MaiHanGroup

    MaiHanGroup Thành viên

    -

    Tham gia: 06/02/2018

    Bài viết: 181

    Đã được thích: 0

    4 kiểu nhân viên cơ bản trong công ty, bạn muốn trở thành kiểu nhân viên nào?

    MaiHanGroup


    [​IMG]


    Môi trường làm việc trong doanh nghiệp dù lớn, dù nhỏ đều không hề đơn giản! Đây là điều hiển nhiên, bởi thực chất, văn hoá hay môi trường chính là tấm gương phản chiếu mối quan hệ giữa rất nhiều cá tính, quan điểm và phong cách làm việc khác nhau. Mặc dù vậy, tập hợp các “nhóm nhân viên Nên và Không nên” này cũng tạo ra thử thách cho sự nghiệp của mỗi chúng ta. Vậy thì, hãy thử đặt mình vào bốn kiểu nhân viên cơ bản trong công ty, để lựa chọn “Ai là chúng ta?”

    #Kiểu thứ 1: Chiến binh giải phóng năng lượng tích cực

    Những người thuộc nhóm “tích cực” thể hiện tốt trong các mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên và đối tác. Họ thể hiện thái độ vui vẻ, hoà đồng và luôn hiểu được ý nghĩa của cụm từ “cân bằng giá trị”.

    [​IMG]


    Đối với họ, thói quen quan tâm, chăm sóc những người xung quanh không phải trách nhiệm, mà là định hướng phát triển công việc. Hay nói cách khác, họ thỏa mãn và cảm thấy hạnh phúc khi được san sẻ niềm vui với những người xung quanh.

    Mặc dù không thể đánh giá chính xác về hiệu suất công việc của những nhóm người “tích cực”, nhưng họ luôn tạo được niềm tin lớn trong các mối quan hệ đồng nghiệp. Họ quan tâm tới cách thức phối hợp, luôn biết cách biến hóa phong cách làm việc để hòa nhập với môi trường xung quanh.

    Điểm xấu của tuýp nhân viên “tích cực” là đôi khi, họ trở thành “quả bom nổ chậm”, trì hoãn mọi xung đột và khúc mắc trong công việc. Bằng cách trì hoãn, người “tích cực” chỉ cho người khác thấy mặt tốt của mình và che dấu hầu hết các khía cạnh tiêu cực. Một trong những hình thức Branding bản thân này có vẻ sẽ đem lại cảm giác thiếu an toàn cho cấp trên và nhà lãnh đạo “tinh ý”. Vì thế, khả năng thăng tiến của nhóm người “tích cực” này thường không cao.

    #Kiểu thứ 2: Người thích nói “Tôi”

    Người thích nói “Tôi” đề cao và tự tin với hiệu suất công việc của chính mình. Họ có đủ căn cứ để làm được những việc mà người khác không dám làm, vì họ cho rằng “một mình vẫn ổn”.

    [​IMG]


    Không thể phủ nhận vai trò quyết đoán của những người độc lập trong công ty. Đây là những người dám đứng lên dẫn dắt đội nhóm, nêu lên quan điểm trái chiều để cân bằng lợi ích doanh nghiệp và người lao động. Bên cạnh đó, họ thường là người có trách nhiệm cao trong công việc, bởi họ ý thức được trọng lượng trong lời nói của mình.

    Mặc dù được lòng cấp trên hoặc những người không trực tiếp làm việc cùng, nhưng mẫu người độc lập thường vướng phải các xung đột với đồng nghiệp. Họ luôn muốn bản thân nổi bật hơn mọi người. Chính vì thế, khả năng lãnh đạo có thể bộc phát không đúng thời điểm. Đôi khi, khả năng lãnh đạo này là nguyên nhân khiến họ bị tách riêng trong một vài dự án. Cho đến khi họ chứng tỏ được quan điểm của mình là đúng, xung đột mới được giải quyết hoàn toàn. Nói chung, những người thích nói “Tôi” trong công ty thường đứng một mình trên quả đồi sự nghiệp. Khi họ tiến lên, chặng đường tương đối vất vả. Tuy nhiên, thời điểm vinh quang tại đỉnh đồi là lúc họ một mình tỏa sáng và để lại ấn tượng đặc biệt trong mắt mọi người.

    #Kiểu thứ 3: Thiên lôi – “Anh bảo gì, tôi làm đấy”

    Công sở không phải môi trường nhiều tình yêu thương như gia đình. Tuy nhiên, nhiều người lại tìm kiếm cảm giác yên bình trong công việc. Đó là lý do họ trở thành các “thiên lôi công sở” – những người chỉ làm theo yêu cầu của người khác.

    Mẫu người này có xu hướng tự hài lòng với thành quả của bản thân, không nêu ra quan điểm mặc dù họ không hoàn toàn đồng thuận với ý kiến của người khác. Trong mối quan hệ đồng nghiệp, “thiên lôi” nhận được sự yêu mến từ mọi người xung quanh, bởi họ không tiềm ẩn nguy cơ tránh đấu hay làm hại đến nguồn lợi ích của bất kỳ ai.

    Tuy nhiên, chính bởi lựa chọn an toàn nên tuýp người này thường chịu thiệt thòi và khó có cơ hội thăng tiến. Họ thích gắn bó với một công việc, đặc thù nhất định và không có sở thích muốn trải nghiệm nhiều điều mới mẻ. Đôi khi, họ nhạt nhoà và không để lại bất kỳ dấu ấn nào trong mắt đối tác và các đồng nghiệp xung quanh.

    Điểm mạnh của mẫu người “thiên lôi” là họ thường biết rất nhiều bí mật từ những người xung quanh. Chỉ đơn giản vì họ không đem lại cảm giác bất an hay nghi ngờ cho bất kỳ ai. Vì thế, “thiên lôi” cũng dần trở nên vô hình trong các môi quan hệ. Nếu so sánh văn phòng làm việc với một bộ phim truyền hình, thì mẫu người này chỉ có thể đóng vai trò quần chúng. Thậm chí, họ không có cơ hội xuất hiện trên màn ảnh rộng, cho dù họ đã cố gắng nỗ lực hơn ai hết.

    #Kiểu thứ 4: Năng nổ nhưng kém tinh tế

    Trong công ty thường xuất hiện một vài “mầm mống tai hoạ” giàu nhiệt huyết nhưng không đem lại cảm giác yên tâm cho người khác. Họ có vẻ thích tạo dựng mối quan hệ thân thiết với tất cả mọi người, không phân biệt cấp bậc và tuổi tác. Những người này có khả năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, phong cách và tư duy giải quyết vấn đề “khá nông” chỉ khiến họ nổi bật trong một khoảng thời gian rất ngắn.

    [​IMG]


    Trong các mối quan hệ với khách hàng, nhóm nhân viên này rất phù hợp cho các vị trí branding thương hiệu, truyền thông và phát triển thị trường. Họ tạo bầu không khí tốt lành cho mọi cuộc gặp gỡ nhờ thái độ tích cực và khả năng hoạt ngôn. Tuy nhiên, đặt những người này vào bàn đàm phán các hợp đồng quan trọng, khả năng “đổ bể” là điều khó đoán, bởi sự thiếu tinh tế.

    Mặc dù, họ thu hút đối phương bằng ngôn từ hấp dẫn. Tuy nhiên, với các nhà lãnh đạo có thâm niên và phong cách điềm tĩnh, tuýp người “năng nổ ngược” này lại không đem lại cảm giác hài lòng như mong đợi. Họ khó có thể kiểm soát được chi tiết trong lời nói. Vì thế, khả năng họ bị dẫn dắt trong các quyết định quan trọng rất lớn. Sự kém tinh tế này còn thể hiện ở con số các hợp đồng, KPI sụt giảm khi khách hàng cảm nhận được tính cách bất cẩn này của họ.

    Tuy nhiên, điều đáng mừng là những người có tính cách năng nổ hoàn toàn có thể kiểm soát lời nói khi họ đã có đủ lượng kiến thức vững vàng và kinh nghiệm thực tế. Họ biết cách tiếp cận đối phương bằng sự sôi nổi, đi sâu vào vấn đề và khai thác chặt chẽ thông tin mà không tạo ra cảm giác bị “lố”. Thực tế cũng cho thấy rằng, tính cách năng nổ thường khó duy trì hơn sự tinh tế. Chỉ cần nắm bắt tâm trạng đối phương và học cách hòa hợp với môi trường, thì khả năng thành công trong sự nghiệp của những người này rất cao.

    Lựa chọn trở thành kiểu người nào trong công ty là bước quan trọng trong hành trình tạo dựng sự nghiệp. Việc cân bằng sở thích cá nhân, nền tảng tính cách vốn có và nguyện vọng thăng tiến đều là các yếu tố khiến nhân viên “rơi” vào một trong số các nhóm người phổ biến trong môi trường công sở. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể chuyển từ nhóm tính cách này sang nhóm tính cách khác, nếu bạn đạt được quyết tâm lớn trong bản kế hoạch sự nghiệp.
     

Chia sẻ trang này