Tưa miệng hay còn gọi là nấm miệng Candida là tình trạng xảy ra khi nấm Candida Albicans phát triển quá mức ở niêm mạc miệng. Candida bình thường vẫn tồn tại trong khoang miệng và không gây bệnh, khi nó phát triển quá mức gây ra tình trạng bệnh lý. Mặc dù có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, thiếu niên và những người suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc khi dùng một số thuốc. Tưa miệng là một vấn đề không đáng ngại nếu bạn khỏe mạnh nhưng nếu như bạn có hệ thống miễn dịch yếu, các biểu hiện của tưa miệng sẽ rất nặng nề và khó kiểm soát. Tưa miệng gây ra các tổn thương trắng như kem, thường ở trên bề mặt lưỡi hay ở mặt trong má. Đôi khi tưa sàn miệng có thể lan lên tới vòm miệng, lợi hay amidan và mặt sau của họng. Triệu chứng Ban đầu, bạn sẽ không chú ý tới các biểu hiện của tưa miệng. Tùy thuộc vào các nguyên nhân, các triệu chứng sẽ tiến triển nhanh hay chậm và chúng có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng. Bao gồm : Các tổn thương trắng trên bề mặt lưỡi, mặt trong má và đôi khi ở vòm miệng, lợi và amidan. Các tổn thương hơi gồ đặc trưng như phô mai. Sưng hay đỏ gây khó khăn khi nuốt và ăn. Chảy máu nhẹ nếu như các tổn thương bị trợt, xước. Đỏ đau ở góc miệng (đặc biệt là khi đeo hàm giả). Cảm giác bông ở trong miệng. Mất vị giác. Trong những trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản (ống tiêu hóa bắt đầu từ phía sau miệng cho tới dạ dày). Khi đó bạn sẽ rất khó nuốt và có cảm giác như bị mắc nghẹn trong họng. Trẻ nhỏ và bà mẹ cho con bú Ngoài các tổn thương trắng đặc trưng ở trong miệng, trẻ nhỏ có thể gặp khó khăn khi cho ăn hay bị kích thích. Chúng lây nhiễm cho mẹ trong khi bú. Con đường truyền nhiễm này tác động qua lại giữa mẹ và con. Những phụ nữ bị nhiễm nấm Candida sẽ có những biểu hiện sau: Núm vú đỏ, nhạy cảm, hay ngứa rát. Da bóng, bông trên nền là vùng sẫm hơn xung quanh núm vú. Đau khi vệ sinh hay khi cho trẻ bú. Đau nhói sâu ở trong ngực. Khi nào cần gặp bác sĩ Khi bạn hay con của bạn đau kèm theo xuất hiện các tổn thương trắng ở bên trong miệng hay tới gặp ngay bác sĩ. Nếu như tưa miệng xảy ra ở những trẻ lớn hơn hay thanh niên hay đi khám tại các cơ sở y tế. Nguyên nhân Bình thường, hệ thống miễn dịch làm việc để tống các vi sinh vật có hại như virus, vi khuẩn, nấm trong khi vẫn duy trì cân bằng giữa các vi sinh vật có hại và có lợi mà không làm hại tới cơ thể. Nhưng đôi khi những cơ chế bảo vệ đó thất bại, làm tăng nhanh số lượng nấm Candida dẫn tới gây ra bệnh Nấm miệng. Tưa miệng và các nhiễm trùng candida khác có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm do bệnh tật hay một số loại thuốc như Prednisolone hoặc khi các thuốc kháng sinh cản trở sự cân bằng của vi sịnh vật trong cơ thể bạn. Những căn bệnh và tình trạng khiến cho bạn có nguy cơ cao bị tưa miệng: HIV/AIDS: Virus gây suy giảm miễn dịch ở người là loại virus gây ra bệnh AIDS, phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, khiến cho bệnh nhân nhạy cảm hơn với các nhiễm trùng cơ hội. Các đợt tưa miệng lặp đi lặp lại cùng với các triệu chứng khác là các biểu hiện sớm của sự suy giảm miễn dịch. Ung thư: Hệ thống miễn dịch bị suy giảm do bệnh và do cả quá trình điều trị, do đó làm tăng nguy cơ khiến bạn bị nhiễm nấm Candida. Đái tháo đường: Nếu không được điều trị hoặc kiểm soát tốt, nước bọt của người bệnh có hàm lượng đường cao, tạo cơ hội cho sự tăng trưởng của nấm. Nhiễm trùng đường sinh dục: Nhiễm trùng âm đạo, tử cung được gây ra bởi cùng một loại nấm gây tưa miệng. Mặc dù nó không quá nguy hiểm nhưng ở phụ nữ mang thai, có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi gây tưa miệng ở trẻ sau khi sinh. Các yếu tố nguy cơ Bất cứ ai cũng có thể bị tưa miệng, nhưng chúng cũng hay xảy ra với một số đối tượng nhất định. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Trẻ nhỏ hoặc thiếu niên Có hệ thống miễn dịch yếu Mang hàm giả Có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường Sử dụng thuốc như kháng sinh hoặc Corticosteroids. Trải qua điều trị ung thư bằng hóa chất hay tia xạ. Có tình trạng khô miệng. Theo Mayo Clinic
Tưa miệng gây ra các tổn thương trắng như kem, thường ở trên bề mặt lưỡi hay ở mặt trong má. Đôi khi tưa sàn miệng có thể lan lên tới vòm miệng, lợi hay amidan và mặt sau của họng. điều trị sùi mào gà tại vinh điều trị yếu sinh lý tại vinh khám lậu tại vinh phá thai tại vinh khám phụ khoa tại vinh khám nam khoa tại vinh