Ngày nay cùng với sự phát triển của nha khoa hiện đại, nắn chỉnh răng mang lại những lợi ích cực kì to lớn cho người bệnh về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng. Cùng với nắn chỉnh răng, xu hướng phẫu thuật chỉnh hình cũng đang được nha sĩ và người bệnh quan tâm tới nhiều hơn, một xu hướng phát triển mới trong tương lai.
Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm hay còn gọi là phẫu thuật chỉnh hình (PTCH) cải thiện chức năng cũng như diện mạo khuôn mặt. PTCH là sự lựa chọn đúng đắn nếu như bạn có các vấn đề về thẩm mỹ và chức năng mà không thể giải quyết đơn thuần nhờ việc nắn chỉnh răng.
Phẫu thuật chỉnh hình là sự kết hợp của phẫu thuật xương hàm (hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai) và nắn chỉnh răng để điều chỉnh lại cấu trúc, chức năng của xương hàm và làm thẳng răng.
PTCH được tiến hành sau khi quá trình phát triển ngừng lại, khoảng 13 – 15 tuổi với nữ và 16 – 18 tuổi với nam ở các nước Châu Âu, châu Mỹ. Ở Việt Nam độ tuổi này có thể cao hơn.
Mục đích của phẫu thuật...
Trẻ có thể cần sử dụng một hàm giữ khoảng khi mất răng sớm hay nhổ răng sữa trước tuổi do sâu răng. Trong các trường hợp này, chúng ta cần hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng hàm giữ khoảng đối với răng của trẻ như thế nào.
Hàm giữ khoảng là một khí cụ bằng nhựa acrylic hoặc kim loại, được thiết kế riêng cho mỗi bé. Nó có thể là một hàm tháo lắp hoặc cố định vào cung răng với mục đích giữ khoảng cách để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Răng sữa rất quan trọng trong sự phát triển của của răng, xương hàm và cơ nhai, đặc biệt giúp hướng dẫn cho răng vĩnh viễn vào đúng vị trí khi răng sữa rụng. Trong trường hợp răng sữa bị mất sớm và khoảng mất răng đó không được duy trì, các răng sẽ bị xô lệch và nghiêng về phía chỗ răng bị mất, ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Không phải tất cả các trẻ mất răng sữa sớm cũng cần phải làm hàm giữ khoảng do đó bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi quyết định làm cho bé. Ba mẹ có thể tham khảo về Tuổi mọc và thay răng tiêu chuẩn của bé...
Đối với nhiều người, việc sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch lưỡi đã là đủ. Nhưng có những dụng cụ chuyên biệt hơn, đó là dụng cụ làm sạch lưỡi tẩy lớp nhớt và thức ăn sót lại trên bề mặt lưỡi mà chỉ chải răng đơn thuần sẽ không loại bỏ được. Dụng cụ làm sạch lưỡi cũng được thiết kế sao cho có thể làm sạch phần sau của lưỡi, phần mà hầu hết chúng ta đều bỏ qua.
Lý do dụng cụ làm sạch lưỡi lại cần thiết đến như vậy?
Hơi thở hôi do nhiều nhiều nguyên nhân và một trong số chúng là vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Nếu bạn có hơi thở hôi, chắc chắn là bạn sẽ gặp những vấn đề trong các giao tiếp xã hội với bạn bè và đồng nghiệp, ảnh hưởng đến công việc. Làm sạch lưỡi đúng cách và hiệu quả sẽ cải thiện được hơi thở khó chịu, nó sẽ hiệu quả hơn hẳn so với chỉ đánh răng đơn thuần, đồng thời giúp bạn giải quyết những vấn đề trong giao tiếp do nó gây nên.
Dụng cụ làm sạch lưỡi trông như thế nào?
Nó trông giống như chiếc cào nhỏ...
Bạn phân vân không biết chọn loại bàn chải đánh răng nào cho phù hợp. Những gợi ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn chọn bàn chải thích hợp với nhu cầu của bạn?
Có thể bạn chọn bàn chải theo sở thích cá nhân, do giá cả, hay yếu tố thẩm mỹ, màu sắc của bàn chải được đặt lên trên hết. Nhưng chẳng điều gì trong số đó giúp bạn có được một chiếc bàn chải tốt nhất. Những điều nên và không nên khi chọn bàn chải mà bạn cần biết:
1. Chọn bàn chải lông mềm
Hiệp Hội Nha Khoa Canada khuyến cáo nên sử dụng bàn chải lông mềm, đầu tròn và chải răng nhẹ nhàng. Sử dụng bàn chải lông cứng và đánh mạnh sẽ làm cho lợi và răng bị tổn thương. Một khảo sát của 700 nha sĩ đã cho thấy đánh răng quá mạnh sẽ dẫn tới nhạy cảm răng do làm mòn lớp men răng bên ngoài theo thời gian (theo WebMD).
2. Lựa chọn đầu bàn chải thích hợp
Các bạn hãy quan tâm tới hình dạng của đầu bàn chải khi lựa chọn bàn chải. Một số hình dạng sẽ vừa với khoang miệng hơn những loại khác. Đảm bảo...
Ở phần 1, chúng ta đã biết về những đặc điểm nhận dạng của các răng sữa trên cung hàm. Ở phần này, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm hình dáng để phân biệt các răng vĩnh viễn nhé.
Hình dáng mỗi răng cũng được phân biệt bởi 5 mặt: mặt gần (1), mặt xa (2), mặt ngoài (3), mặt trong (4), mặt nhai (5) của răng như đối với răng sữa.
PHẦN 2: NHẬN DIỆN RĂNG VĨNH VIỄN
Sơ đồ hàm răng vĩnh viễn (nhìn từ phía trước)
1. Răng cửa giữa hàm trên bên phải: Răng 11
- Thân răng có rìa cắn là phần cắt thức ăn, có 1 chân răng. Mặt trong: có gót răng là phần nhô lên ở phía cổ răng.
2. Răng cửa giữa hàm trên bên trái: Răng 21
- Đối xứng với R11 qua đường giữa (L) và có hình dạng tương tự.
3. Răng cửa bên hàm trên bên phải: Răng 12
- Tương tự R11, nhưng có kích thước nhỏ hơn.
4. Răng cửa bên hàm trên bên...
Mỗi răng trên cung hàm có tên gọi đầy đủ, phân biệt bởi loại răng: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ, răng hàm lớn; răng sữa hay răng vĩnh viễn. Vị trí răng: bên phải hay bên trái; hàm trên hay hàm dưới. Mã số răng (ở Việt Nam thường sử dụng theo Hiệp hội nha khoa Quốc tế FDI).
Hình dáng mỗi răng được phân biệt bởi 5 mặt: mặt gần (1), mặt xa (2), mặt ngoài (3), mặt trong (4), mặt nhai (5) của răng.
Phần này sẽ giới thiệu về cách phân biệt các răng trên cung hàm thông qua tên gọi, mã số và hình dáng của mỗi răng.
PHẦN 1: NHẬN DIỆN CÁC RĂNG SỮA
Sơ đồ hàm răng sữa (nhìn từ phía trước)
1. Răng cửa giữa hàm trên bên phải: Răng 51
- Thân răng có rìa cắn là phần cắt thức ăn, có 1 chân răng. Mặt trong: có gót răng là phần nhô lên ở phía cổ răng.
2. Răng cửa giữa hàm trên bên trái: Răng 61
- Đối xứng với R51 qua đường giữa (L) và có hình dạng tương tự.
3....
Mục đích của bài viết này là cung cấp thông tin đã được công nhận bởi Cơ Quan Dược Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA), mang lại cái nhìn tổng quát về việc sử dụng thuốc trong nha khoa ở bệnh nhân đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Các thông tin được cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi quyết định về loại thuốc cũng như liều lượng cần dựa trên chỉ định của bác sĩ.
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về những khó khăn khi sử dụng thuốc đối với bệnh nhân đang mang thai và cho con bú
Bệnh nhân đang mang thai
Đối với nhóm bệnh nhân này, có 2 khó khăn thực sự đối với các nha sĩ:
Một là, mặc dù các thủ thuật nha khoa có thể được lựa chọn hoặc trì hoãn cho tới hết giai đoạn mang thai, việc điều trị cho các trường hợp cấp tính như đau, nhiễm trùng, giai đoạn tiến triển của các bệnh lý… không được phép trì hoãn.
Hai là, không phải tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ biết được họ đã mang thai, do đó khi kê đơn thuốc cho bất kì...
CHICAGO, USA: Hiệp hội Nội Nha Hoa Kỳ (AAE) đã công bố hướng dẫn lựa chọn điều trị nội nha cho các ca lâm sàng khó. Quyển hướng dẫn bao gồm 13 ca mới và hơn 100 hình ảnh điều trị thành công, và khuyến khích nha sĩ tự tin tiến hành những điều trị nội nha có thể trước khi quyết định nhổ răng.
Theo Hiệp hội, hướng dẫn là một nguồn hỗ trợ cho các nhà lâm sàng với mục đích giữ răng tự nhiên của bệnh nhân. Bằng việc đưa ra hàng loạt ví dụ với hình ảnh lâm sàng và X quang, những khúc mắc trong lâm sàng và hướng dẫn để điều trị thành công dựa trên tiên lượng bệnh.
Hơn nữa, mục đích của quyển hướng dẫn này nhằm thu hẹp khoảng cách giữa bác sĩ tổng quát và chuyên gia nội nha để phát triển kế hoạch điều trị với mục tiêu giữ răng thật.
Học viện Nha chu Hoa Kỳ, Học viện Phục hình Hoa Kỳ và hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ đã tổ chức một chuyên đề tập trung vào tầm quan trọng của việc bảo tồn mô răng tự nhiên từ 19 đến 20 tháng 7. Tại Hội nghị, người tham gia thảo luận chuyên sâu về điều trị,...
Bài viết sau sẽ mô tả cụ thể các bước trong quy trình điều trị với máng đeo chỉnh nha trong suốt (MCNTS), đó là Tư vấn ban đầu – Lấy mẫu răng – Đeo hàm. Thương hiệu hiện nay thường được sử dụng đó là Invisalign (Mỹ).
1) Tư vấn ban đầu
Khi bạn quyết định lựa chọn chỉnh nha bằng máng đeo chỉnh nha trong suốt, rất nhiều thông tin bạn cần phải biết. Cách tốt nhất để bạn nắm rõ điều này đó chính là được tư vấn bởi nha sĩ.
Nha sĩ sẽ đánh giá những nhu cầu và nguyện vọng của bạn thông qua việc bạn đưa ra các câu hỏi về quá trình điều trị … Nếu chi phí điều trị không phải là vấn đề hoặc bạn có những yêu cầu cao về thẩm mỹ, MCNTS chính là sự lựa chọn phù hợp.
Tuy nhiên không phải MCNTS có thể phù hợp cho mọi trường hợp, đôi khi các phương pháp khác sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong điều trị. Đó chính là lý do bạn cần được nha sĩ tư vấn
2) Lấy mẫu răng
Trước khi nha sĩ bắt đầu điều trị với MCNTS, họ cần thăm khám và đánh giá tình trạng...
I. QUY ĐỊNH CỦA DIỄN ĐÀN
Diễn Đàn Răng Miệng (DENTO) là một diễn đàn mở, phi chính trị, phi tôn giáo, hoạt động theo luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
DENTO được xây dựng với mục đích cộng đồng, những ứng dụng có trong Diễn đàn đều được đăng ký bản quyền của Cục sở hữu trí tuệ, đối với các bài viết có tham khảo từ trang web nước ngoài đều được trích dẫn nguồn.
Khi bạn sử dụng các thông tin trực tiếp từ trang web mà không trích dẫn nguồn, sao chép các ứng dụng của trang web mà chưa được sự đồng ý của Ban Quản trị (BQT), nghĩa là bạn đã vi phạm bản quyền và có thể sẽ bị khởi kiện.
Các thành viên khi sử dụng các ứng dụng và bình luận trên DENTO, yêu cầu sử dụng các từ ngữ văn minh, lịch sự, khi vi phạm các điều khoản trên, bạn có thể bị xử lý vi phạm tùy mức độ.
DENTO có toàn quyền sử dụng tất cả những thông tin có trên diễn đàn.
Khi bạn đăng nhập vào Diễn Đàn để sử dụng các tiện ích, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận thực hiện những điều khoản sau:...
Diễn Đàn Răng Miệng (Tên Tiếng Anh là Dental Topic hay DENTO) là website về sức khỏe răng miệng cộng đồng.
Được ra đời từ ý tưởng của BS.Trần Thị Anh Thư - Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E và BS.Trần Thị Ngọc Thúy - Khoa Răng người cao tuổi, BV Răng Hàm Mặt TW, cùng sự hỗ trợ của các bạn cộng tác viên BS. Nguyễn Hồng Vân – Khoa Răng Hàm Mặt, BV Việt Nam – Cuba, BS. Lê Quang Đạo với mục đích:
- Giúp mọi người có những kiến thức cơ bản và đúng đắn về răng miệng cũng như cách chăm sóc răng miệng
- Giúp phát hiện sớm và có thái độ đúng đắn đối với sức khỏe răng miệng của mình.
- Cập nhật các kiến thức mới, tham khảo từ nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy.
- Giúp bạn tìm kiếm được các phòng khám răng phù hợp với nhu cầu của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
- Giúp bạn tìm kiếm và cập nhật những thông tin Nha khoa mới nhất.
- Giúp bạn lưu lại những vấn đề răng miệng của mình, lập biểu đồ theo dõi răng cho bé và có thể thảo luận với nha sĩ của mình khi cần....
Trang 2 của 2 trang